Cô giáo Dương Cẩm Thơ (hiện đang giảng dạy tại IELTS Fighter) gây ấn tượng nhờ hành trình giảng dạy hướng tới sự phát triển toàn diện của học viên và sự thay đổi liên tục để bắt kịp xu hướng, nhu cầu của người học.

 

Cô giáo Cẩm Thơ từng tốt nghiệp ngành Truyền thông, gắn bó với công việc sáng tạo nội dung cho agency và công ty giáo dục sau khi học xong đại học. Khoảng thời gian trải nghiệm trong môi trường giáo dục đã khơi dậy niềm yêu thích, đam mê công việc đào tạo trong cô Thơ. Thêm nữa, cô đã từng có 3 năm kinh nghiệm trợ giảng từ thời sinh viên. Những tiền đề ấy đã tạo bước đệm để cô giáo trẻ vững tin bước trên con đường mới: trở thành giáo viên. Cô lập tức tìm kiếm cơ hội thử sức, tình cờ đọc được tin tuyển dụng giáo viên của IELTS Fighter, đó chính là câu trả lời mở đầu cho hành trình đầy hứng khởi của cô. 

“Thời gian đầu, mình chưa được đứng lớp ngay mà phải trải qua các khóa đào tạo nội bộ trong hai tháng. Mình đã rất hứng thú khi nhận ra những giá trị mà IMAP truyền tải cho đội ngũ giáo viên cũng là những giá trị mà bản thân mình hướng đến trên hành trình theo đuổi công việc giảng dạy. Mình mong muốn trở thành người giáo viên hạnh phúc và truyền cảm hứng - hình tượng mà Ms Hoa (Chủ tịch HĐQT IMAP) và đội ngũ giáo viên tại IMAP xây dựng suốt gần 10 năm qua. Giáo viên hạnh phúc mới có thể giúp học trò tiến tới thành công” - cô Thơ chia sẻ về sợi dây gắn kết giữa bản thân và IMAP. 

 

Trong tháng 9 vừa qua, cô Cẩm Thơ vinh dự đạt giải Sứ giả sáng tạo trong cuộc thi The Inspirer - cuộc thi nội bộ dành cho giáo viên tại IMAP. Tính đến thời điểm nhận giải, cô Thơ chỉ mới gắn bó với IMAP khoảng 5 tháng, việc ghi danh trong danh sách những người đạt giải chính là cột mốc đầu tiên, đánh dấu sự trưởng thành của cô Thơ trên hành trình gắn bó với sứ mệnh truyền cảm hứng. “Cuộc thi là cơ hội để mình tự nhìn nhận, đánh giá năng lực của bản thân. Giải thưởng tuy không phải là mục tiêu lớn nhất mình hướng đến nhưng nhờ đạt giải, mình thấy bản thân như được tiếp thêm niềm tin vững vàng trên con đường mình đã chọn” - cô giáo trẻ nói.

 

 

 

Triết lý MKS (Mindset - Knowledge - Skills) của IMAP đã được cô Cẩm Thơ ứng dụng triệt để trong giảng dạy. Theo cô, học viên đến lớp không chỉ để lĩnh hội kiến thức, nâng cao năng lực ngôn ngữ tiếng Anh (Knowledge) mà cần được mài giũa tư duy, tâm thế học tập (Mindset) và rèn luyện thêm các kỹ năng mềm, cần thiết cho học tập, công việc (Skills). 

“Mình luôn nói với học viên rằng các bạn học tiếng Anh không chỉ để chinh phục điểm cao mà cần tìm ra “Big why” (mục tiêu đường dài) cho riêng mình, trong đó tiếng Anh đóng vai trò là công cụ, bước đệm để bạn tiến tới mục tiêu đó. Thêm nữa, trong quá trình giảng dạy, mình thường lồng ghép các bài học cuộc sống để học trò thảo luận, phản biện. Như vậy, ngoài việc tiếp thu kiến thức tiếng Anh, học viên còn có cơ hội rèn luyện các kỹ năng thiết yếu, chắt lọc và hấp thụ những tư tưởng tốt” - cô Thơ chia sẻ.

Cô Cẩm Thơ khái quát các tư duy học tập, rèn luyện thành các công thức, nguyên tắc dễ nhớ để truyền đạt tới học trò. Chẳng hạn, tự tin = tự ti + N (N lần luyện tập), nguyên tắc 4H (học, hỏi, hiểu, hành), dùng sơ đồ tư duy để học hai phần Speaking, Writing

Bên cạnh đó, cô Thơ thường xuyên giao nhiệm vụ quay video nói tiếng Anh để học trò vừa rèn luyện kỹ năng nói tiếng Anh, vừa cải thiện giọng nói và tăng thêm sự tự tin, nâng cao khả năng sáng tạo. Thông qua những video đó, học trò sẽ dễ dàng nhìn nhận lại quá trình rèn luyện, nhận ra điểm mạnh và điểm yếu của bản thân, đồng thời nhìn thấy sự tiến bộ, trưởng thành từng ngày của mình. 

 

 

Cô Thơ luôn tìm hiểu, nắm bắt sở thích của học trò và các xu hướng thịnh hành để mang những chất liệu trẻ trung vào bài giảng, kích thích sự hứng thú học tập ở học trò. Chẳng hạn, cô Thơ lồng ghép những câu nói bắt trend, những câu chuyện gần gũi, đưa ra những đề tài nóng hổi để học trò trao đổi, thảo luận, bồi đắp thêm kiến thức xã hội. Nhờ đó, các thành viên trong lớp thấu hiểu lẫn nhau, cô và trò thêm gắn kết, tạo sợi dây kết nối bền vững từ môi trường lớp học. Những buổi học speaking cũng được cô Thơ và học trò biến thành những bộ phim sitcom nhằm thúc đẩy tính thực tế, sự hứng thú trong thực hành ngôn ngữ. 

Cô Thơ cho rằng “Nếu mình không thay đổi mỗi ngày thì có nghĩa là mình đang chuẩn bị cho thất bại”. Bởi vậy, giáo án của cô được làm mới liên tục để cập nhật kiến thức mới, thích nghi với sự thay đổi về nhu cầu học của học trò và bắt kịp những đổi mới trong giáo dục. Việc ứng dụng công nghệ trong giảng dạy cũng được cô giáo trẻ đề cao. Ứng dụng trực tuyến, từ điển điện tử, bảng cảm ứng, padlet,... là những công cụ hỗ trợ đắc lực cho các hoạt động trong lớp học. Nhờ vậy, cô và trò cùng nhau tạo ra nhiều trải nghiệm phong phú, xa rời lối học cũ - thầy giảng, trò nghe hay thầy đọc, trò chép.

 

Theo cô Thơ, việc học online không chỉ là giải pháp tạm thời, cứu cánh cho học trò trong bối cảnh tạm dừng đến trường mà đó là xu hướng ngày càng phát triển, thúc đẩy học trò chủ động, tích cực trong học tập và học mọi lúc, mọi nơi. Việc học giờ đây không gắn liền hoàn toàn với trưởng, lớp mà học trò cần đa dạng hóa nguồn học, tự học và thực hành với nhiều hoạt động khác nhau, vừa học hỏi kiến thức vừa rèn luyện kỹ năng. 

Chia sẻ về hành trình sắp tới, cô Thơ nói trong sự hào hứng “Mình sẽ kết hợp thêm những góc nhìn của truyền thông, marketing trong hoạt động giảng dạy nhằm thấu hiểu người học, thích nghi và thay đổi không ngừng để đáp ứng nhu cầu của học trò, mang lại cho các bạn ấy hành trình chinh phục tiếng Anh tràn đầy cảm hứng, giúp các bạn sử dụng tiếng Anh tự nhiên như hơi thở”.